Sau khi chồng đột ngột qua đời, bà Mè quyết định học nghề dời nhà và liều lĩnh bắt tay vào công trình dời chùa Vạn Linh mà chồng đang thực hiện dang dở trước đó.

BaMe 1

Những ngày đầu vô vàn khó khăn, trong đó có nhiều kẻ ganh tị mạo danh Phật tử điện thoại đến “khủng bố” tâm lí, đe dọa bà nếu tiếp tục xoay chùa sẽ phải hứng chịu kết cục bi thảm giống như chồng...

Lời đồn ác nghiệt
Khi hỏi về ngôi chùa Vạn Linh trên núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, sư trụ trì Thượng tọa Thích Hoằng Tri cho biết. “Chùa mang nhiều dấu ấn của thời khai sơn phá thạch. Vị trụ trì đầu tiên là hòa thượng Thích Thiện Quang đến dựng ngôi chòi lá, nên chùa có tên cũ là chùa Lá. Sư Thích Thiện Quang sử dụng ngôi chùa vào việc chuyên tu và chữa bệnh cho dân nghèo. Năm 1941, nhà sư cho khởi công trùng tu ngôi chánh điện khang trang hơn, đến 1943 thì hoàn thành, đặt tên là chùa Vạn Linh. Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 535m trên núi Cấm, một địa danh vốn rất linh thiêng vùng Bảy Núi và trở thành nơi đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Đầu năm 2011, với mong muốn mở rộng không gian xây cất công trình mới, nhà chùa đã mời “thần đèn” Tư Lũy đến nhận hợp đồng di dời chùa Vạn Linh. Ròng rã hơn một tháng trời sau khi tiếp nhận công trình, Tư Lũy và các công nhân phải tiến hành gia cố đà chắc chắn, trước khi bắt đầu việc quay chùa theo kế hoạch. Ông từng dự tính sẽ hoàn thành công trình đồ sộ này trong 2 tháng, cộng thêm 15 ngày phòng thời tiết xấu. Thế nhưng, khi công trình còn đang dang dở, “thần đèn” nổi tiếng này đột ngột qua đời. Việc di dời chùa Vạn Linh, bởi thế cũng bị chững lại.

Điều đáng nói sau cái chết bất ngờ của “đệ nhất thần đèn” miền Tây, hàng loạt lời đồn thổi, bàn tán mang màu sắc mê tín đã xuất hiện. Nhiều người nghi ngại Tư Lũy đã động vào long mạch ngàn năm mới bị “oán” như thế. Tiếng đồn bắt đầu từ những người dân sống trên núi, sau đó lan tỏa đến người đi lễ Phật và nhanh chóng phát tán khắp miền Tây. Thậm chí cho đến tận bây giờ, tức hai năm đã trôi qua, nhiều người sống dưới chân núi Cấm vẫn còn nhớ như in về cái chết gây xôn xao của “đệ nhất thần đèn”. Chị Nguyễn Thị Thu Ngân (34 tuổi), người bán gạo dưới chân chùa Vạn Linh nhớ lại: “Những ngày đầu nghe tin ông Tư Lũy chết, dân thập phương hành hương về đây rất đông. Người ta tò mò xem nguyên nhân vì sao ông ấy đột tử khi đương hồi trai tráng như vậy”. Còn ông Hồ Văn Tam (51 tuổi), làm nghề xe ôm đã 12 năm trên núi Cấm thì kể lại rằng: “Hồi ông Tư Lũy lên xoay chùa Vạn Linh (tháng 1/2011) rồi đột ngột chết không lâu sau đó, người dân khắp vùng hết thảy đều xôn xao. Họ bảo, chùa chiền đã như thế cả trăm nay nay rồi thì cứ để “tại vị” nơi đó đi, tại sao phải xê dịch, xoay ngang, quay dọc làm chi. Người ta bảo chùa Vạn Linh có long mạch, thiêng lắm ai động vào thì mất mạng”. Những tin đồn nhuốm màu kỳ bí như thế cứ lan nhanh rồi “tam sao thất bản” khắp nơi.

Thượng tọa Thích Hoằng Tri cho biết thêm: “Sau khi ông Tư Lũy mất, công trình di dời chùa Vạn Linh bị bỏ dở. Các Phật tử lên núi hành hương có hỏi thăm, Ban trị sự chùa cũng giải thích và cho họ biết nguồn sự. Thế nhưng, không hiểu tại sao một số Phật tử lại đồn thổi, thêu dệt nên câu chuyện “ma mị” về cái chết của ông Tư Lũy. Nhiều người còn hỏi tôi có phải ông Tư đã chạm vào long mạch trong lúc chuyển chùa nên mới bị “quở” như vậy không. Đến sau này, khi vợ ông Tư Lũy bắt tay làm lại, rất nhiều người vẫn phản đối, không cho bà tiếp tục thay chồng di dời chùa nữa. Họ lo sợ, nếu làm tiếp thì sẽ động... long mạch”.
Gian nan xoay công trình nghìn tấn

Theo kế hoạch thừa kế lại từ người chồng đã khuất, nữ “thần đèn” và ê-kip làm việc sẽ kéo chùa Vạn Linh đến vị trí mới cách chỗ cũ hơn 20m. Ngoài ra, mặt trước của ngôi chính điện này phải quay 90 độ. Trong khi đó, khối lượng của ngôi chùa được ước tính nặng trên 1.500 tấn. Theo nhận định của bà Mè, thì đây là công trình lớn nhất của chồng mình từ trước tới nay, lớn hơn cả tượng đài Mỹ Tho (Tiền Giang) mà Tư Lũy từng di dời thành công. Việc thực hiện bình thường cũng đã cực kỳ khó khăn, bởi bà mới vào nghề, chưa rành rọt hết các khâu di dời. Thêm vào đó, do đã bị bỏ dở suốt hai tháng, nên các công đoạn chuẩn bị cũng phải thực hiện lại. Mệt mỏi vì áp lực và khối lượng công việc khổng lồ, lại phải hứng chịu luồng dư luận trái chiều từ các Phật tử, bà Mè nhiều lần suy sụp đến nỗi khuỵu xuống ngay trên công trường làm việc.
Khoảng thời gian đó, ngày nào bà cũng phải nhận hàng trăm cuộc điện thoại nặc danh xưng Phật tử của chùa gọi đến can ngăn. “Người ta nói, chồng tôi chết là điềm báo cho sự lụn bại nghề dời nhà của gia đình. Nhưng giữa lúc tôi nhụt chí, chính các nhà sư chùa Vạn Linh đã động viên, trấn an tôi yên lòng tiếp tục công việc theo kế hoạch. Tôi còn nhớ sư trụ trì bảo: “Mọi việc đã có số nghiệp an bài, Phật không trách cũng không quở ai cả”. Nghe lời dạy như khai mở tinh thần, tôi hiểu mình phải bằng mọi cách thực hiện thành công công trình để vãn hồi tâm huyết và danh tiếng cho chồng”, bà Mè tâm sự.

Nghĩ là làm, bà vừa làm vừa học hỏi và chỉ đạo anh em gia cố lại chắc chắn giàn móng ngôi chánh điện. Tất cả dụng cụ cần thiết như con đội, con lăn, ván trượt… được ê-kíp thợ di dời kê, nâng ngôi chùa lên khoảng hai tấc, chuẩn bị kéo. Ngày 1/6/2011 Âm lịch, ê-kip làm việc của bà Mè bắt đầu tiến hành kéo và xoay chùa Vạn Linh. Điều đáng nói là ngay trong thời khắc quan trọng này, bà Mè lại tiếp tục nhận được cuộc gọi từ một Phật tử nặc danh. Người đàn ông này trước đe dọa, sau lại mách nước cho nữ “thần đèn” nên mua gà cắt tiết để cúng thổ địa thì xoay mới thành công. Nghe xong, bà Mè lập tức từ chối vì bà và đoàn nhân công vốn ăn chay từ nhỏ nên không thể phạm những điều kiêng kỵ. “Tôi nghĩ đó chắc là chiêu trò của những thầy bùa ganh tị, muốn hại người mà thôi”, nữ “thần đèn” nhớ lại.

Những ngày kéo và xoay chùa, rất nhiều các tăng ni, phật tử lên chùa Vạn Linh khấn bái, cầu thỉnh Đức Phật cho bà Mè và ê-kip thành công. Chứng kiến cảnh kéo chùa, nhiều người lắc đầu lo ngại bởi việc đào lũy và đóng nọc cột dây cáp hậu cho palăng (dây xích - PV) trên núi vô cùng khó khăn. Giữa cái nắng oi bức, những người thợ hì hục làm việc, những trụ cọc chống lún công nhân đóng đến bong da tay cũng chỉ nhích được vài cm. Thấy công trình đồ sộ, thi công quá khó, sư trụ trì chùa còn hỗ trợ tám Phật tử và hai palăng giúp đội thi công. Bà Mè nhớ lại: “Đặt tới tám palăng với 36 nhân công mà trong sáu ngày đầu, chúng tôi chỉ nhích ngôi chùa đi được chừng 8m và quay một góc với đường cung chừng 3m. Khi trải qua giai đoạn khó khăn nhất, chúng tôi vẫn duy trì cách làm cẩn trọng, chuyển dịch, xoay độ chùa từng chút một”. Cuối cùng, việc di dời công trình cũng hoàn thiện đúng vào ngày 15/7/2011 (âm lịch), nhằm ngày Lễ Vu Lan. Mọi chuyện thành công hơn cả mong đợi, những tin đồn đoán chạm long mạch từ đó cũng hoàn toàn tan biến.

Ròng dã 3 tháng không xuống núi
Bà Mè kể lúc dời chùa Vạn Linh, do sự phản ánh có phần thái quá của những người nặc danh nên tất cả mọi người đều ăn chay cho giảm nhẹ “kiếp nạn”, bất kỳ ai muốn ăn mặn thì phải xuống chân núi, ở đó có ê-kip cấp dưỡng riêng phục vụ. Về phần mình, mỗi ngày bà Mè chỉ ăn một bữa chay vào giờ ngọ (12h trưa). Ròng rã suốt ba tháng như thế, bà Mè không hề xuống núi cho tới ngày công trình hoàn thành.
Nguồn tin: Giadinh.net.vn
 

Ngôi nhà 40m2 không chịu di dời khiến cầu cao tốc phải "tách đôi" ở Trung Quốc: Được đền bù thỏa đáng nhưng không chấp nhận, kết cục phải sống giữa khói bụi và tiếng ồn.

Dù được bồi hoàn 2 căn hộ cùng 1,3 triệu NDT tiền mặt nhưng gia chủ lại không đồng ý và muốn được bồi thường tới 4 căn hộ và 2 triệu NDT.

Sau nhiều lần thương lượng không thành công, ngôi nhà của bà Liang đến nay vẫn nằm giữa tuyến đường 4 làn, chịu tiếng ồn và khói bụi của xe cộ đi qua mỗi ngày.

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, cầu cao tốc Hải Dũng Châu ở thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông đã được khánh thành và thông xe. Tuy nhiên, điều làm người ta chú ý là ở "góc khuất" lọt thỏm giữa làn đông và tây của cây cầu có một ngôi nhà cũ chỉ khoảng 40m2, phá vỡ cấu trúc thiết kế liền mạch của công trình.

Một số người gọi đùa khoảng trống giữa cầu là "Mắt ngọc của biển" hay "ngôi nhà đinh tốt nhất Quảng Châu". Lý do ngôi nhà cấp bốn này nằm giữa tuyến đường 4 làn cũng trở thành chủ đề làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi nhà nhỏ là nơi sinh sống cả 3 thế hệ già trẻ nhà bà Liang. Họ tỏ ra bất lực trước những đoàn khách tò mò ghé “thăm” mỗi ngày.

NhaTQ

Theo đài truyền hình Quảng Đông, khi tiến hành thi công cầu cao tốc Hải Dũng Châu, phía chủ đầu tư không thể phá ngôi nhà một tầng lợp mái ngói có diện tích 40m2 ở giữa đường do gia đình bà Liang và chính quyền không đạt được thỏa thuận đền bù. Cứ như thế, nhiều năm trôi qua, căn nhà vẫn nằm "hiên ngang" ngay giữa cầu cao tốc, gây nhiều tranh cãi trong dư luận nước này.

Theo Sohu, bà Liang là người duy nhất trong tổng số 47 hộ gia đình và 7 công ty thuộc diện di dời vẫn còn "bám trụ" ở đó. Những hộ chuyển đi đã được các nhà chức trách đền bù bất động sản tương ứng hoặc bồi thường tiền mặt, tuy nhiên, gia đình bà Liang đã từ chối tất cả hình thức bồi thường này.

Theo bà Liang, 10 năm trước, chính quyền đã đưa bà đến xem một ngôi nhà ở Feng'an Garden trên đường Cách Tân, quận Hải Châu. Tuy nhiên bà đưa ra lý do ở Quảng Đông, những ngôi nhà "tam giác và bát giác" là điều cấm kỵ nên từ chối ở đó. Chia sẻ với phóng viên, bà Liang nói: "Ngay khi các con chúng tôi bước vào, chúng đã nói rằng chúng thà sống ở trong căn nhà hiện tại hơn là ở đó".

Sau đó, chính quyền lại thuyết phục gia đình bà chuyển đến Đại lộ Baogang, quận Hải Châu những bà Liang tiếp tục từ chối. Bà nói: "Căn phòng đó đối diện với nhà xác của bệnh viện. Tôi thà sống ở đây còn hơn đối mặt với nỗi ám ảnh về người chết."

Từ một tay thợ đóng ghe lành nghề, lão mộc Năm Dương (Chợ Mới, An Giang) tự sáng tạo ra cách dời ngôi nhà hàng chục tấn để phục vụ giải phóng mặt bằng làm đường công cộng.

Sau thành công bất ngờ đó đã tạo nên một cơn sốt dời nhà nguyên trạng thực thụ ở An Giang và sau đó phát triển thành một nghề để kiếm tiền. Nếu như nói ai là ông tổ nghề dời nhà thì rất khó, nhưng nói người khai sáng nghề “thần đèn” thì giới dời nhà vẫn khẳng định đó là ông “mắt kiếng” Năm Dương. Lâu nay người ta vẫn coi ông Tư Lũy (Lương Thành Lũy, mất năm 2011, ngụ ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang) là ông tổ nghề dời nhà. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng trước khi ông Tư Lũy dời căn nhà đầu tiên thì đã có người làm việc này trước đó rồi. PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã về xứ sở nghề “thần đèn” là huyện Chợ Mới (An Giang) để tìm hiểu cội nguồn câu chuyện trên.

OngTo

Tay thợ mộc trổ tài dời nhà

Đoạn đường dọc tỉnh lộ 942 cắt ấp Long Hòa 2 chưa đầy 100m, nhan nhản bảng hiệu ghi dòng chữ “KTS… chuyên di dời nhà gỗ, bê tông”. Cụm từ “KTS” là tên viết tắt của các doanh nghiệp, công ty mà chúng tôi không thể liệt kê hết tại đây. Nhìn những biển quảng cáo xăm xắp cũng đủ hiểu, dịch vụ dời nhà giờ đây là một nghề mang đến cho người ta miếng cơm, đồng tiền thực thụ. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến công ty TNHH Như Tiên, nói là công ty nhưng kỳ thực chẳng có văn phòng, đó là ngôi nhà tuyềnh toàng với nhiều công cụ xây dựng. Chủ nhân là ông Tám Được, một gạo cội của làng “thần đèn”.

Từ trong nhà bước ra một cách khó khăn trên đôi nạng cắp nách, ông Tám Được hồ hởi như thể tiếp đón khách đến thuê dời nhà. Nhưng khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nghề dời nhà, rồi đề cập câu chuyện ông tổ “thần đèn” Tư Lũy, thì ông nghiêm nghị hơn. Ông bảo: “Khó có thể khẳng định ai đã sáng kiến ra nghề dời nhà, nhưng chắc chắn Tư Lũy thì không phải là người đầu tiên”. Ông Tám Được năm nay 58 tuổi, làm công việc di dời nhà từ năm 1992, đây cũng là mốc thời gian “thần đèn” Tư Lũy và các “thần đèn” khác trong làng bắt đầu thành thạo nghề di dời nhà. Ông không hiểu vì sao mình lại chậm nổi hơn so với Tư Lũy, bởi như ông nói thì công việc này ai ai làm cũng giống nhau cả. Còn trước đó có một người đã làm công việc này, đó là ông Năm Dương. Theo như trí nhớ của ông Tám Được thì trước kia ở làng Hòa Hảo (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) có một ông thợ mộc rất giỏi tên là Năm Dương. Người dân ở đây gọi là “ông mắt kiếng”, vì lúc nào ông cũng đeo chiếc kính mắt rất to. Chính Tư Lũy và một số “thần đèn” cùng lứa đã học lỏm nghề di dời nhà của ông này. Dời nhà cũng không khó để học, những người từng làm thợ xây, thợ hồ, thợ mộc… thì chỉ cần nhìn qua là làm được luôn. Ví như ông Tám Được vốn làm nông từ nhỏ, nhưng bây giờ cũng được người mệnh danh là “thần đèn” trong vùng, từ ngày ông đau cột sống phải đi phẫu thuật chân thì ông tạm nghỉ cho đến nay.

Mân mê tách trà, ông Tám Được hướng mắt ra con lộ kể tiếp: “Chính con đường này đã sinh ra các “thần đèn” đấy. Năm 1990, có công văn từ trên tỉnh yêu cầu các hộ gia đình ven hai bên đường phải trả mỗi bên 5m để chính quyền mở rộng và nâng cấp đường. Đó là tỉnh lộ 942, một con đường huyết mạch của tỉnh An Giang, nối liền Chợ Mới với các huyện Phú Tân, An Phú, TP. Long Xuyên và một số huyện của tỉnh Đồng Tháp. Vì lúc ấy nhà ai cũng khó khăn, công tác đền bù của nhà nước lại chậm trễ nên nhiều người ước, nếu di chuyển được nhà về phía sau thì đỡ tốn kém biết mấy. Vừa trả được mặt bằng cho nhà nước, vừa giữ nguyên được nhà để ở. Ông Năm Dương lúc đó 48 tuổi, là tay thợ mộc nổi tiếng ở huyện Phú Tân (An Giang). Thấy người dân huyện Chợ Mới có nhu cầu di dời nhà cấp thiết ông quyết định rủ 20 người đến giúp chuyển căn nhà gỗ của một gia đình chủ hộ tên Hoán (đã mất) về phía sau 6m. Ý tưởng này khiến gia chủ ban đầu cũng không tin, nhưng vẫn đồng ý để xem Năm Dương làm cách nào. Ban đầu, ông cho công nhân đào móng, nống cột để giữ các cột chính trong ngôi nhà khỏi xiêu vẹo. Sau đó ông kê tấm ván ở dưới nền móng làm đường chạy con lăn. Khi lăn, người thợ chính phải làm sao giữ được thăng bằng cho ngôi nhà. Lúc di chuyển, moi người chung sức kéo và đẩy ngôi nhà xê dịch theo hướng vị trí cần chuyển, sau đó làm công tác hậu chuyển là xong.

Trong khi ông Năm Dương thực hiện việc chuyển nhà, mọi người ở địa phương thấy lạ nên kéo nhau đi coi như thần đèn trong thần thoại xuất hiện. Nhiều người thấy hứng thú còn xung phong vào đẩy, kéo giùm, trong số đó có Ba Bé và ông Tư Lũy. Bà Võ Thị Mè vợ “thần đèn” Tư Lũy nói: “Thấy “ông mắt kiếng” làm hay nên chồng tôi suốt ngày đêm trằn trọc. Từng là thợ mộc đóng nhà gỗ, xuồng, ghe nên chồng tôi cứ phân vân rằng, việc kéo ghe nặng hàng chục tấn ông còn làm được thì cái nhà chẳng “xi nhê” gì. Từ đó, chồng tôi đã nghĩ ra cách dùng con đội để nâng cột nhà, thân gỗ cắt mỏng làm ván kê dưới rãnh để con lăn (bằng gỗ dừa) lăn đi như lúc hạ thủy một chiếc ghe, thuyền. Lần đầu tiên ông làm rất cẩn thận nên thành công đến ngoài sức tưởng tượng”.

Đặt nền móng cho nghề “thần đèn”

Sau sự thành công của ông Tư Lũy, ông Ba Bé cũng bắt tay vào học di dời nhà. Đầu năm 1991, ông thực hiện di dời hai công trình nhà ở bằng gỗ thành công. Ngày 11/9/1991 (âm lịch), ông nhận di dời nhà cho ông Tám Được (lúc đó Tám Được chưa biết dời nhà) lùi sâu về phía sau 5m. Ngôi nhà của Tám Được làm toàn bộ bằng gỗ, mái ngói, rộng hơn 140m2 và nặng khoảng 60 tấn, thành công mỹ mãn. Sau 12 năm dời đi, hiện ngôi nhà của ông vẫn nguyên trạng như lúc được “thần đèn” Ba Bé chuyển dịch. Cũng từ đây ông Tám được lại theo Ba Bé học nghề. Nhiều “thần đèn” ở đây cho biết, ban đầu họ thành lập các nghiệp đoàn di dời nhà để chung vốn cho bớt chi phí sắm đồ nghề. Mỗi nghiệp đoàn khoảng 2-3, thậm chí lên tới 4-5 gia đình và họ thuê thêm công nhân lao động trợ giúp. Khởi đầu người ta còn dùng trâu, bò, ngựa và sức người để kéo chứ chưa nghĩ ra cách dùng bá lan (một công cụ trong di chuyển nhà làm giảm sức kéo rất hiệu quả) kéo như khi hạ thủy một con tàu, thuyền. Trong quá trình làm, những người dời nhà tiếp tục nghĩ ra công cụ để tăng hiệu quả và đơn giản hơn.

Khi chúng tôi đến địa phương xác minh ai là ông tổ “thần đèn” miền Tây thì có nhiều ý kiến trái chiều và cho rằng, nghề này người dạy người, nghề dạy nghề. Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng trước ông Năm Dương “mắt kiếng” còn có người đã biết dời nhà nhưng không xác định được cụ thể. Họ xem ông Năm Dương như một người thợ cừ khôi trong công việc đã giúp nhân dân di dời nhà cho đỡ tốn kém. Trong đó, ông Tư Lũy được kính trọng như là người đi đầu, khởi xướng nghề di dời nhà với tính chất chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt sau này cũng chính ông Tư Lũy là người đóng vai trò chính tạo ra các công thức di dời nhà trần (nhà xây gạch và bê tông), dạng nhà phổ biến hiện nay vừa nặng và rất khó dời, rồi nâng thành một nghề để người dân kinh doanh kiếm tiền thực thụ.

“Thần đèn” là người học lỏm tài ba “Tất cả các “thần đèn” ở đây đa phần đều bắt nguồn từ những nghề truyền thống như: Đóng ghe, xuồng, làm nhà gỗ hoặc chạm khắc gỗ, làm thợ hồ, xây dựng nhà cửa. Cụ thể như ông Tư Lũy xuất phát từ một thợ đóng ghe, Ba Bé từng là thợ mộc giỏi nhất vùng Nam Vang (Campuchia), Ba Tuấn làm thợ chạm trổ đồ gỗ xuất khẩu. Những “Thần đèn” xuất hiện sau này đều là những người lao công từng đi theo các “thần đèn” gạo cội hàng năm trời mới học lỏm mà thành nghề”, bà Võ Thị Mè, vợ “thần đèn” Tư Lũy cho hay.

Nguồn: Dân Trí (Theo Đăng Văn GĐ&XH)

Nhiều người cho rằng họ làm chuyện “Tề Thiên”, di dời nhà cửa từ nơi này đến nơi khác, thậm chí mang cả căn nhà vượt rạch đến vị trí mới an toàn.

DiDoiNha

Nói tới “thần đèn”, nhiều người nhớ ngay đến vị thần khổng lồ có sức mạnh phi thường trong thần thoại Ấn Độ. Ở ĐBSCL có những con người được gọi là “thần đèn” vì họ cũng làm được những việc phi thường.

Cứu tinh của dân vùng lũ

Không to lớn như những người khổng lồ, cũng không có sức mạnh siêu nhiên hay phép mầu như truyền thuyết, những “thần đèn” ở miền Tây Nam Bộ chỉ là những con người bình thường, nhưng siêng năng lao động và sáng tạo. Ở miền Tây Nam Bộ, những “thần đèn” sớm nổi danh hơn chục năm về trước không nhiều, đếm không hết một bàn tay.

Chúng tôi tìm đến vùng cù lao Ông Chưởng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nơi đây được xem là xứ sở của những “thần đèn” chân đất. Không riêng huyện Chợ Mới, tất cả 11 huyện, thị, TP trong tỉnh An Giang hằng năm, đều phải hứng chịu nguồn nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Khi đó, các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp đều bị chìm trong biển nước. Những năm nước lớn, rất nhiều vườn tược, lúa thóc và nhà cửa của người dân ở đây bị ngập, thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

Ông năm Tân, một người lớn tuổi ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, cho biết khoảng 15 năm trước, hầu hết người dân vùng này đều cất nhà sàn, cột gỗ vì phải sống chung với lũ. Lúc đó, trong trận lũ lớn năm 1996, chỉ riêng An Giang có đến hàng chục ngàn nhà dân bị ngập, bị hư hại, nhiều nhà phải kê giường, thậm chí bắt cầu khỉ trong nhà để đi lại. Sau khi lũ rút, hầu hết phần ván lót sàn đều bị biến dạng vì ngâm trong nước nhiều ngày. Khi đó, nhiều người nghĩ đến giải pháp “đội” sàn nhà lên cao hơn mực nước để tránh lũ. “Hồi đó, một hộ dân ở đây thuê thợ đến kéo lùi căn nhà và đội sàn nhà lên cao. Từ khi hộ này nâng, dời nhà  thành công, nhiều hộ khác ở đây cũng làm theo. Vậy là nghề nâng cao nền, sàn và di dời nhà ra đời. Lúc đó, nghề này do mấy ông thợ mộc học lỏm làm nhưng tôi không nhớ rõ ai là người làm đầu tiên” – ông năm Tân nói.

Ông Nguyễn Văn Bút, ở xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, nhớ lại vào khoảng năm 1996, chính quyền tiến hành mở rộng và nâng cao con lộ nông thôn vừa làm đê bao khép kín bảo đảm sản xuất lúa cho 3 xã Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp - Bình Phước Xuân. Khi đó, hàng ngàn ngôi nhà sàn của người dân ở 2 bên đường phải di dời vào sâu hơn 10 m để nhường mặt bằng thi công công trình. “Thời điểm đó, nếu không có mấy ông “thần đèn” di dời nhà, chắc phải có hàng ngàn nhà dân phải tháo dở rồi xây, cất lại. Hơn nữa, khi con đường mới được mở rộng và nâng cao gần đến nóc thì các nhà ở đây cũng phải nâng sàn cho cân xứng, để tránh ngập lũ. Họ đúng là cứu tinh của người dân vùng lũ vào thời điểm đó” – ông Bút cho biết.

Mang nhà… vượt rạch

Ông Huỳnh Văn Thài, ở xã Tấn Mỹ, kể trong đợt đào kênh, mở rộng và nâng cấp lộ nông thôn của 3 xã, nhà ông bị ảnh hưởng nặng. Ông Thài cho biết khi đó, nhà ông làm nghề sửa chữa máy nổ ở bên kia bờ rạch. Khổ nỗi, do diện tích đất hẹp nên khi bị giải tỏa, ông không còn đất để kéo lùi nhà ra phía sau. “Nếu tháo dở nhà ra cất lại thì rất tốn kém và mất nhiều thời gian, lại ảnh hưởng đến chuyện làm ăn. Vì vậy, tôi phải tìm đến thợ dời nhà và được họ khẳng định sẽ mang cả căn nhà của tôi … vượt rạch, đến vị trí mới như mong muốn. Sau đó, sau khi quan sát, ngắm nghía đoạn đường vượt rạch và thử độ lún của nền đất dưới rạch, hướng đi của ngôi nhà, ông thợ chính trong đoàn bấm tay nhẩm tính rồi yêu cầu gia đình tôi dọn hết đồ đạc ra khỏi nhà. Tất cả những người trong nhà ông Thài hồi hộp chờ việc mang cả căn nhà mái ngói, cột gỗ rộng 7,9 m, dài 16 m qua con rạch. Đối nghịch với tâm trạng bồn chồn, lo lắng của chủ gia, ông thợ chính chỉ huy cánh thợ di dời nhà tỏ ra tràn đầy tin tưởng. Ông phân công thợ tiến hành đóng cọc dưới lòng rạch làm bệ dẫn đường kéo căn nhà. Chuẩn bị xong, ông thợ chính hẹn ông Thài sáng hôm sau sẽ bắt đầu… vượt rạch. “Cả đêm đó,  tôi không tài nào chợp mắt được” - ông Thài nhớ lại.

Sáng hôm sau, sau khẩu lệnh “kéo” của người chỉ huy, căn nhà bắt đầu nhích dần khỏi vị trí cũ tiến vào đường dẫn đã định sẵn. “Tốc độ di chuyển của căn nhà chỉ tính từng cm. Suốt cả buổi sáng, căn nhà mới tiến đến bên bờ rạch và phải dừng lại ở đó khá lâu, để thợ kiểm tra độ an toàn trước lúc vượt rạch. Đến hết buổi chiều, căn nhà mới vượt được con rạch rộng 8 m một cách an toàn, tiếp cận với con lộ bên kia rạch. Đêm đó, cả đội di dời nhà 15 người “tăng ca” làm luôn buổi tối, đến hơn 23 giờ, căn nhà tôi mới vào vị trí mới an toàn đến hôm nay” – ông Thài cho biết.

Ai là ông tổ “thần đèn”?

Đến xã Long Điền A, nơi được cho là “cái nôi” của nghề di dời nhà, chúng tôi hỏi về ông tổ nghề “thần đèn”. Do trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng ông Lương Thành Lũy (tư Lũy) là ông tổ “thần đèn” ở miền Tây. Cũng có người lại bảo “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy ở xã Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, mới là người khai sinh ra cái nghề … không tưởng này. Song, các bô lão ở làng “thần đèn” đều bác bỏ hai thông tin trên. Nhiều người khẳng định nghề “thần đèn” không xuất phát từ vùng đất này. “Vào khoảng năm 1995, có một tốp người từ nơi khác đến xã Long Điền A, kéo lùi một căn nhà dân. Khi đó, rất nhiều người dân ở đây đến xem. Trong đó, nhiều người sau này thành “thần đèn”. Mấy ông này đều là thợ mộc nên học rất nhanh. Về sau mấy ông này mới tập tành làm theo, rồi nhận di dời, nâng sàn nhà ở nhiều nơi cho tới bây giờ. Nói chung là họ bắt chước nghề của người từ nơi khác đến và bắt đầu làm dịch vụ từ khoảng năm 1996-1997 đến nay. Không ai ở đây là ông tổ của nghề “thần đèn” cả” – nhiều người cao tuổi ở đây quả quyết.

Quốc Dũng

Từ thành công của Tư Lũy, không ít thợ mộc vốn theo ông đi dời nhà, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm đã “xuất môn” ra làm riêng và trở thành “thần đèn” mới.

Gắn bó với công việc dời nhà hơn 20 năm nay, ông Lương Thành Lũy (Tư Lũy) được xem là “thần đèn” đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng, xuất thân của “ông tổ” làng “thần đèn” cù lao Ông Chưởng (cách gọi của người dân đối với Tư Lũy) lại là một thợ mộc nghèo với trình độ tương đương lớp 4 trường làng.

Cái khó ló cái khôn

Cặp bến đò Lộ Mới (ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A), ngôi nhà lầu của Tư Lũy khá nổi bật với bảng hiệu Công ty TNHH Một thành viên Tư Lũy. Phía sau cánh cửa sắt là chiếc ôtô 7 chỗ trị giá gần 1 tỷ đồng. Tuy sở hữu xe đẹp nhưng Tư Lũy lại… không biết lái, phải thuê tài xế riêng.
“Thần đèn” Tư Lũy chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến làm ăn xa.

"Cũng tại ngày trước nghèo khổ, chỉ mới học đến lớp nhì (tương đương lớp 4 hiện nay) là nghỉ. Bây giờ viết chữ còn sai chính tả tùm lum, nói gì thi lấy bằng lái” - Tư Lũy thật thà. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng với mỗi công trình cần di dời, nâng cấp, Tư Lũy nhìn sơ qua là có thể tính toán được phương án và thời gian thi công, vật liệu cần dùng, chi phí thực hiện…

Tư Lũy kể: “Do hoàn cảnh khó khăn nên đến 33 tuổi tôi mới cưới vợ (năm 1989). Lập gia đình xong, tôi cất tạm ngôi nhà lá bên nhà vợ để tiếp tục nghề thợ mộc”.

“Nghiệp thần đèn” đến với Tư Lũy trong một dịp tình cờ. Năm 1990, huyện Chợ Mới tiến hành đầu tư mở rộng tuyến Tỉnh lộ 942 và phải giải tỏa hàng loạt nhà dân 2 bên đường, trong đó có căn nhà ngói rất đẹp mà Tư Lũy vừa cất cho ông Hai Lai còn chưa kịp ăn tân gia.

Nhà vi phạm lộ giới đến 5m, buộc phải tháo dỡ. Anh Hai tiếc ngôi nhà mới nên năn nỉ tôi tìm cách giữ lại nguyên trạng. Tôi cứ nghĩ mãi, chiếc ghe nặng như thế mình còn di chuyển xuống sông, lên bờ được, thì tại sao không di chuyển được ngôi nhà” - Tư Lũy nhớ lại.

Thế là ông quyết định một việc mà trước giờ chưa ai dám làm: Dùng các con đội nâng đều các cột, lấy thân gỗ tròn làm ống lăn, thiết kế đường rãnh tương tự như hạ thủy tàu ghe… và tiến hành di chuyển cả ngôi nhà lùi ra sau hơn 5m nguyên vẹn.

Tiếng tăm về khả năng dời nhà của Tư Lũy nổi lên từ đó. Thế là chẳng những người dân trong tỉnh mà các tỉnh lân cận cũng tìm đến nhờ ông “giải cứu” nhà của họ. “Đơn đặt hàng” dồn dập, Tư Lũy gom những thợ mộc, kể cả thanh niên trong xóm đi dời nhà.

Có vốn liếng, Tư Lũy đầu tư trên 500 triệu đồng cho đồ nghề và chuyển sang di dời những căn nhà lầu, biệt thự, công trình hàng trăm tấn. Tuy vậy, danh tiếng của “thần đèn” Tư Lũy chỉ thật sự “nổi như cồn” khi ông nhận di dời chùa Vĩnh Tràng ở TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) vào năm 2006. Đây là di tích cấp quốc gia nhưng đã bị nghiêng và có nguy cơ đổ sụp. Tất cả các công ty đều “lắc đầu” khi đến tìm hiểu, chỉ có Tư Lũy là dám nhận làm.

ConKich 

Thay vì phải đập bỏ cả căn nhà thì nhiều người chỉ phải tốn khoảng 20-30% giá trị nhà để các “thần đèn” di chuyển đến nơi mới một cách an toàn.

“Các nhà thầu khác đều cho rằng tôi “khùng” mới nhận công trình này, bởi ngoài trọng lượng rất nặng, phần chân và vách tường đều bị mục, rất dễ sập khi di chuyển” - Tư Lũy nhớ lại. Với sự tự tin, ông cho thợ đào móng, đóng cừ chịu lực cho phần bị nghiêng, gia cố lại đường băng vững chắc… rồi nâng ngôi chùa lên và di chuyển thành công. Sau thành công này, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đã tin tưởng giao cho Tư Lũy di chuyển một di tích cấp quốc gia khác là đình Long Hưng ở huyện Châu Thành và ông cũng thực hiện thành công.

Nhộn nhịp làng “thần đèn”

Từ thành công của Tư Lũy, không ít thợ mộc vốn theo ông đi dời nhà, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm đã “xuất môn” ra làm riêng và trở thành “thần đèn” mới. Những người này lại tiếp tục thu nhận “đệ tử” vừa theo làm vừa học nghề. Vậy là thế hệ “tiểu thần đèn” lại nối tiếp ra đời...

Hiện nay, dọc theo Tỉnh lộ 943, đoạn thuộc địa bàn huyện Chợ Mới, những bảng giới thiệu dịch vụ dời nhà, nâng nền, sửa chữa công trình… mọc lên san sát. Ông Nguyễn Ngọc Hờn - Trưởng Ban nhân dân ấp Long Hòa 2 (xã Long Điền A), cho biết: “Trong ấp, ngoài 6-7 doanh nghiệp đã có giấy phép đăng ký kinh doanh, còn có hơn 20 hộ chuyên thực hiện di dời nhà gỗ, nhà tường cấp 4…

Những đội dời nhà đã thu hút hơn 200 thanh niên tham gia với thu nhập bình quân trên 100.000 đồng/người/ngày, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 50% lao động địa phương”. Một số ấp khác của xã Long Điền A cũng có nhiều đội dời nhà hoạt động lẻ tẻ.

Những “thần đèn” vùng cù lao Ông Chưởng đã không ngừng học hỏi, sáng tạo để xây dựng tên tuổi cho mình. Công việc của họ trải khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vươn ra các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc… “

Đóng góp thầm lặng của những “kỹ sư không bằng cấp” đã giúp hàng ngàn người dân tiết kiệm được chi phí đập bỏ nhà cũ, cất lại nhà mới. Cái cách mà họ “kiếm cơm” rất có lợi cho xã hội.
 

Theo Thoại Giang - NTNN

Gặp lại tôi sau hơn 5 năm, Tư Lũy vẫn tự hào rằng, do cẩn trọng từng ly, từng tý nên tính từ ngày ông hành nghề tới nay, nhóm của ông chưa để xảy ra một sự cố đáng tiếc nào.

Một ngày đầu tháng 3/2009, tôi tình cờ gặp lại "thần đèn" Lương Thành Lũy khi ông đang cùng con trai ăn cơm trưa trong một quán nhỏ ven đường trung tâm TP Cần Thơ. So với lần gặp tôi cách nay hơn 5 năm trước, khi ông và các "đệ tử" đang tập trung "cứu" tường rào dài trên 60m của chùa cổ Vĩnh Tràng (Tiền Giang) - Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, lần này "thần đèn" Tư Lũy có khác hơn là đã sắm được chiếc ôtô cũ thay cho chiếc xe gắn máy cà tàng.

Tuy nhiên, điều mà "thần đèn" 52 tuổi miệt An Giang này mừng hơn hết chính là việc ông và nhóm cộng sự tiếp tục giúp cho người dân, chính quyền nhiều tỉnh, thành phía Nam dời hàng trăm căn nhà, trụ sở làm việc về vị trí mới, góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng do không phải đập bỏ…

Sau bữa cơm no căng bụng với canh chua cá ba sa, cá kèo kho tộ, Tư Lũy bộc bạch: "Mang tiếng là "thần" chứ lâu lắm rồi cha con tui mới được bữa cơm ngon thế này". Đơn giản chỉ vì ông đi theo công trình, vẫn giữ bản tính mộc mạc của nông dân miền Tây, anh em cùng nhóm ăn gì thì… "thần" cũng ăn nấy.

Tư Lũy phấn khởi cho biết, ông vừa khảo sát và thống nhất bước đầu với chủ một căn nhà trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều sẽ dời căn nhà một trệt hai lầu, ngang 8m và dài gần 15m. Ý của chủ nhà là dời lui về sau đó khoảng ba bốn chục mét để có thêm mặt bằng phía trước mở rộng kinh doanh.

Tôi hỏi về tính khả thi, Tư Lũy nói sơ về quy cách, "cân nặng" của toàn bộ căn nhà rồi mộc mạc nhưng tự tin: "Dễ ẹc như trở bàn tay. Tui đã dời hàng trăm căn nhà quy cách đơn giản như thế". Rồi Tư Lũy phân tích thêm: "Căn nhà này hiện trị giá gần tỷ bạc. Vợ chồng chủ nhà định ở một năm nữa rồi đập bỏ nhưng như vậy thì uổng lắm. Trong khi đó, mình dời và chi phí làm móng, "mông má" lại hoàn chỉnh như mới tốn chưa tới 1/3 giá trị". Tư Lũy cho biết, ông và các cộng sự sẽ hoàn tất công việc sau khoảng 5 tuần.

ChuaVinhTrang

Công trình nắn lại tường rào chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) - Di tích Văn hóa cấp Quốc gia do "thần đèn" Tư Lũy thực hiện và hoàn tất vào ngày 30/4/2004

Trước khi ghé Cần Thơ, Tư Lũy cho biết ông đang dời cùng lúc 2 căn nhà tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức (TP HCM) do cả hai căn đều bị vướng vào công trình giao thông. Hồi đầu năm 2009 tới nay, Tư Lũy và các cộng sự đã hoàn tất tới 6 căn với trung bình mỗi căn khoảng 300 tấn. Trước Tết Nguyên đán vừa qua, tại Đồng Nai, Tư Lũy cũng đã hoàn tất việc di dời, nâng cao trụ sở làm việc của Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh; dời trụ sở một doanh nghiệp có tiếng ở TP Biên Hòa và nhà một số người dân ở đây.

Tính từ ngày "hành nghề" dời nhà tới nay, "thần đèn" đã dời thành công bao nhiêu căn rồi? Tôi hỏi. Tư Lũy nói ngay: "Vài trăm căn là có đó. Mấy năm đầu, tui dời nhà đơn giản như nhà gỗ, nhà cấp 4 ở nông thôn nhiều lắm, có năm làm tới cả trăm căn và chủ yếu là khu vực thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Dần dần, thông qua báo chí, trong đó có Báo CAND và Chuyên đề ANTG, bà con nhiều nơi biết, gọi điện thoại nhờ dời nhà. Địa bàn hoạt động của tui mấy năm qua mở rộng ra tận Lâm Đồng, hay vùng đảo xa như Phú Quốc (Kiên Giang)...".

Gặp lại tôi sau hơn 5 năm, Tư Lũy vẫn tự hào rằng, do cẩn trọng từng ly, từng tý nên tính từ ngày ông hành nghề tới nay, nhóm của ông chưa để xảy ra một sự cố đáng tiếc nào.

Nhà ông hồi xưa cũng nằm sát bến đò Lộ Mới, thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới - huyện cù lao nằm giữa sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, như bây giờ. Ông kể: "Hết lớp 4 trường làng, tui bắt đầu theo nghề thợ mộc. Thầy tôi là ông Sáu Cà Dơm quê ở Châu Đốc (hiện đã mất) thường xuống miệt này đóng xuồng, ghe. Sau khi học được ba mớ, tui lại tiếp tục thọ giáo ông dượng Mai Văn U và ông bác họ Lương Văn Nối cũng đi cất nhà, đóng ghe xuồng… Đến khoảng năm 1982, tui "ra riêng", và bắt đầu đi "tác chiến" di động một mình. Có khi tui xuống tận miệt Kế Sách (bấy giờ thuộc tỉnh Hậu Giang, nay là Sóc Trăng) và dám nhận đóng những chiếc ghe, tàu khách trọng tải đến 150 tấn. Mấy năm sau đó, tui về Long Điền A mở tiệm mộc, nhận dạy nghề cho một số thanh niên là con cháu cùng xóm".

Nhắc lại chuyện nghề, Tư Lũy không thể quên cái mốc ngoặc năm 1990: "Năm đó, Nhà nước đầu tư thi công con lộ huyết mạch của huyện. Cái từ lộ giới lần đầu tiên tôi được biết và hiểu cũng từ năm đó". Bấy giờ Tư Lũy vừa hoàn thành ngôi nhà của ông Hai Lai (hiện đã mất). Căn nhà gỗ, lợp ngói có thể nói là đẹp nhất xã vì con cháu ông Hai là Việt kiều gởi về 4.000 USD, ông dồn vô đó hết. Nhưng có điều, nhà vừa xong, chưa kịp "ăn" tân gia thì ông Hai được tin báo của chính quyền ngôi nhà đã vi phạm lộ giới đến 5m. Ông Hai lo lắng: "Nhà mới cất, giờ như vậy chẳng lẽ phá bỏ uổng tiền quá. Tư Lũy xem có cách gì cứu, để bớt thiệt hại không?". Thế là Tư Lũy về nằm vò đầu, bức tóc suy nghĩ. Một đêm nọ, sau mấy giờ trằn trọc khó ngủ, bỗng Tư Lũy ngồi bật dậy, khều vợ đang ngủ say: "Đã có cách…".

Chẳng lo gì chuyện Tết nhứt, một tuần sau đó, Tư Lũy bắt tay vào việc. Và vượt cả dự tính, chỉ gỏn gọn một ngày, căn nhà ba gian rộng thênh thang, nặng trĩu được dời lùi về sau hơn cả 5m trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người. Tư Lũy bắt đầu được người ta… "đồn đại" từ đó.

"Đã có người thường đưa ra giá di dời bằng phân nửa giá trị căn nhà. Tánh tui thì khác, không thể lợi dụng chuyện người ta cần mà mình tính giá trên trời. Không phải chỉ trong thời buổi khó khăn này mà lúc nào trong cuộc sống cũng vậy, mình chỉ biết có mình thì không được. Mình dời nhà xong mà tiết kiệm được nhiều cho bà con, cho Nhà nước thì mới có ý nghĩa, mới để đức cho con, cho cháu chứ!" - Tư Lũy bộc bạch "phương châm hoạt động" của mình.

Theo lời "thần đèn" Tư Lũy, hàng chục năm qua, ở Chợ Mới - nơi được xem là cái nôi sản sinh ra những "thần đèn", vẫn tồn tại hàng chục nhóm di dời nhà. Tư Lũy bấm ngón tay, lần lượt kể: Hai Quẹo, Tư Nghĩa, Năm Ngây, Năm Dời, Bảy Bình, Tám Bé, Chín Cọp, Út Thanh, Út Đa…  Riêng gia đình của Tư Luỹ, ngoài ông, có đến 3 nhóm riêng là của ông anh kế (Lương Văn Chiến), em trai út (Lương Văn Quới) và em chú bác (Lương Văn Hồng).

Thái Bình

Nén đau khổ sau khi “thần đèn” nổi tiếng Lương Thành Lũy đột ngột qua đời, vợ ông là bà Nguyễn Thị Mè quyết định tiếp bước sự nghiệp dời nhà mà chồng bao năm gây dựng.

Điều đáng nói, từ trước đến nay, bà Mè chưa bao giờ được chồng chỉ vẽ về nghiệp “thần đèn”, nên khi quyết định theo lĩnh vực này, nhiều người cười khẩy rằng bà nói đùa.

Nhưng vốn mạnh mẽ, táo bạo, quyết đoán…, bà đã vượt qua mọi thử thách để chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể làm được, thậm chí làm tốt hơn những gì thuộc về giới “vai u thịt bắp”.

thanden 43270
Bà Mè, nữ “thần đèn” đầu tiên Việt Nam. Ảnh: ĐV

Đứng dậy sau mất mát

Những sóng gió cuộc đời trải qua biến bà Nguyễn Thị Mè (55 tuổi) từ người phụ nữ yếu mềm trở nên quyết đoán. Cuộc mưu sinh vất vả khiến bà mạnh mẽ ngay trong những câu trò chuyện với chúng tôi. “Nữ thần đèn” đầu tiên của Việt Nam sinh ra trong một gia đình thuần nông, học hết lớp 6 trường làng và lập gia đình ở tuổi 31, chồng là cố “thần đèn” “danh bất hư truyền” Tư Lũy (Lương Thành Lũy). Lúc chồng còn sống, bà luôn sát cánh cùng ông bên những công trình, có khi ngủ lán, ăn cơm ngoài trời cùng anh em thợ. Vì vậy, thời gian này bà cũng nắm được một phần nguyên lí của công việc dời nhà.

Ngày chồng mất, bà Mè khóc tưởng như cạn nước mắt. Ông để lại cho bà gánh nặng gia đình, hoạt động công ty (Công ty TNHH một thành viên Tư Lũy) với khối lượng công trình dời nhà khổng lồ đang thực hiện còn dang dở. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại phải nuôi hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học này. “Nhiều lúc, tôi muốn buông xuôi tất cả để quên thực tại, nhưng rồi khi ra sau nhà, nhìn thấy con lăn, con đội, tấm ván… thường ngày ổng hay làm, tôi lại tự vấn lòng phải đứng lên, không thể phụ mồ hôi nước mắt bao năm chồng mới gây dựng được”, bà Mè tâm sự. Phải mất một thời gian sau, bà mới tạm ổn tâm lý và quyết tâm đi học làm “thần đèn”.

Khi “thần đèn” Tư Lũy qua đời, không một ai tin bà có thể tiếp tục điều hành công ty chuyên di dời những công trình lớn như vậy. Những người làm nghề dời nhà cạnh tranh bất chính còn rỉ tai nhau: “Một người phụ nữ chuyên nội trợ và nuôi 2 đứa con thơ dại thì làm ăn được gì, phen này công ty Tư Lũy phá sản là cái chắc”. Thế nhưng, bà Mè đã làm được cái việc mà chẳng ai ngờ tới ấy, hơn thế còn làm một cách rất xuất sắc. Bà bảo, phải tiếp tục nghiệp “thần đèn” để bảo vệ danh tiếng của chồng mình, đồng thời cho con cái nhìn vào đó mà học hỏi, sau này nối nghiệp cha.

Nữ “thần đèn” dẫn quân xuất ngoại

Thay chồng bà Mè tiếp tục lãnh đạo Công ty TNHH Tư Lũy thực hiện hàng chục công trình khác ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Sóc Trăng… Đặc biệt, tháng 4 vừa qua nữ “thần đèn” Nguyễn Thị Mè còn chỉ huy đưa dịch vụ dời nhà xuất ngoại sang Lào. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi mà uy tín của bà bây giờ chẳng thua kém gì so với chồng khi xưa. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam chuyên thực hiện công việc di dời nhà, một nghề mà từ trước tới nay chỉ dành cho cánh mày râu “vai u thịt bắp”..

Bà Mè kể khi bắt đầu quán xuyến mọi việc công ty thì khó khăn nhất là việc ngoại giao, ký kết hợp đồng, sắp xếp và điều động nhân công. Bà phải cùng cháu ruột của chồng là Lương Gia Hải (35 tuổi, đệ tử ruột theo Tư Lũy) rà soát những công việc đã và chưa làm được. Ban đầu, bà lần lượt gọi điện cho các chủ nhà có công trình ở Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng mà ông Tư Lũy đang thi công dở. Khi “guồng máy” bắt đầu chạy lại, bà quyết định táo bạo làm nốt công trình mà chồng đã nhận là quay góc ngôi chùa Vạn Linh khổng lồ nặng 1500 tấn trên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang). Trước khi mất, “thần đèn” Tư Lũy nhận di dời công trình chùa Vạn Linh để chùa có thêm không gian xây cất một ngôi chùa mới. Tư Lũy và nhân công đã mất hơn 1 tháng để thi công gia cố đà cho thật chắc chắn rồi mới cho xoay hướng chùa. Dự tính sẽ hoàn thành công trình này trong 2 tháng và 15 ngày, tính cả trong điều kiện thời tiết xấu. Thế nhưng, sắp bước vào công đoạn quay chùa thì ông đột ngột qua đời trong một chuyến xuống Sóc Trăng nhận hợp đồng mới. Vì thế, công trình này bị chững lại hơn 1 tháng thì bà Mè nhận thi công tiếp. “Hôm tôi lên chùa Vạn Linh nhận lại công trình của chồng là ngày vô hạ (ngày lập hạ 15/4 âm lịch), nhưng vừa nhìn thấy đồ đạc mà ông để lại, tôi liền bật khóc. Nhiều phật tử thấy vậy quan tâm động viên lại tiếp thêm cho tôi sức mạnh”, bà Mè kể.

Sau khi khảo sát lại công trình, bà Mè cho thợ gia cố đà thêm một lần nữa. Bà dặn thợ làm việc phải tuyệt đối nghiêm túc, đảm bảo an toàn là trên hết. Một tay bà thu xếp chỗ ăn ở cho công nhân để phù hợp với phong tục của chùa. Bà phân công hai người giúp việc “đóng chốt” dưới chân núi chuyên lo việc bếp núc cho anh em công nhân, vì không thể “ăn mặn” ở trên chùa được. “Rờ tay” vào công trình chưa tròn 2 ngày thì bao nhiêu thiếu thốn dồn ứ phát sinh. Để giải quyết việc này, một mặt bà dặn dò người thợ cả là anh Hải trông nom công nhân, bà lại cùng một số anh em khác quay về nhà lấy thêm dụng cụ phục vụ công trình. Từ ngày làm công việc đàn ông, hai đứa con thơ dại, bà đành gửi cho người chị ruột trông nom giúp.

Kỳ tích đầu đời làm nữ “thần đèn”

Lúc chuẩn bị cho “công trình đầu đời”, bà Mè lại phải chịu rất nhiều áp lực liên quan tới chuyện tâm linh sau cái chết của chồng mình. Có đối tượng gọi điện cho bà bảo rằng, chính vì chồng bà tiến hành xoay chùa Vạn Linh, chạm vào long mạch hàng trăm năm nay của ngôi chùa nên mới mất hòng làm bà nhụt chí. Vốn là một phật tử của Phật giáo Hòa Hảo, nhưng do nhiều người “phản ánh” quá nên bà cũng hơi ngần ngại. Nhưng đã quyết là làm, bỏ ngoài tai những lời “bàn tán”, bà nhằm thẳng mục tiêu phía trước là hoàn thành công trình mà chồng đã nhận với nhà chùa. Đồng thời nghe theo lời các sư thầy trong chùa khuyên bảo, không nên tin vào những lời mê tín dị đoan của bàn dân thiên hạ, hãy vững tin thì sẽ thành công.

“Trong 17 ngày kéo, quay và dời chùa vào vị trí mới, hàng trăm người dân, khách hành hương ồ ạt kéo đến xem mỗi ngày, có ngày hàng ngàn Phật tử từ xa đến xem. “Thú thiệt, chúng tôi làm nhưng hồi hộp lắm, bởi đây là lần đầu tiên nhận một công trình có sức nặng kinh khủng như thế”, bà Mè sung sướng nhớ lại. Tròn ba tháng thi công, với 6 lần đứt dây cáp, chuyển dịch chùa từ vị trí ban đầu tới vị trí mới là 20m, quay 90 độ trên khối lượng 1.500 tấn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân là kỳ tích lớn nhất và đầu tiên của bà Mè. Cũng theo bà, bản thân ông Tư Lũy thi công hơn 20 năm mà chưa hề chuyển dịch một công trình nào đồ sộ như công trình này.

Công trình di dời chùa Vạn Linh được bà Mè và ekip làm việc hoàn thành đúng vào ngày mãn hạ (15/7 âm lịch, ngày của Mẹ) nên có hàng vạn phật tử tới tham quan, chúc mừng nhà chùa, động viên và chia sẻ niềm vui với nhóm làm việc của bà Mè. Sau khi hoàn thành công trình chùa Vạn Linh, bà tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển dịch ngôi nhà 4 tầng của anh Nguyễn Hữu Tiến (Long Xuyên, hợp đồng của chồng bà ký dở nhưng chưa thực hiện được) thành công. Liên lạc với chúng tôi, anh Tiến cho biết: “Thời điểm đó, rất nhiều công ty, doanh nghiệp di dời nhà đến đặt vấn đề, nhưng tôi bảo đã nhận lời công ty Tư Lũy rồi, vì qua công trình chùa Vạn Linh thì tôi hoàn toàn yên tâm cho đơn vị bà Mè thi công”.

Không chỉ nổi tiếng với nghề dời nhà, bà còn là một phụ nữ nhân hậu. Theo Đạo Phật Hòa Hảo từ nhỏ, bà thấm nhuần thuyết “từ- bi- hỉ- sả”. Hồi còn chồng, cứ tới ngày Rằm hàng tháng, bà lại phát miễn phí 2 tấn gạo cho dân nghèo trong vùng, mỗi người được phát từ 10 - 15kg gạo. Chị Đào Thị Thơm (32 tuổi), một người buôn rau chúng tôi tình cờ gặp ở bến đò Lộ Mới xác nhận: “Hàng ngày, tôi đi chợ bán rau quả đều phải qua bến đò, ngay sát nhà ông Tư Lũy, rằm nào ông bà cũng phát gạo cho dân, tôi đều đến lĩnh”. Nhưng từ ngày điều hành công ty với rất nhiều công trình lớn nhỏ rải khắp các tỉnh miền Tây, bà không còn thời gian phát gạo cho bà con như trước nữa. Song, dù vất vả bận bịu đến mấy nhưng chưa một lần, bà quên ngày Rằm. Không có thời gian phát gạo, bà đổi sang phát tiền đặng để bà con dùng số tiền ấy trang trải đời sống phần nào. Mỗi người hai, ba chục ngàn đồng, cứ nhẩm tính thì mỗi lần như vậy cũng tốn 9-10 triệu đồng.

Theo Đăng Văn - Gia đình & Xã hội

“Thần đèn” Tư Lũy, người được xem là “ông tổ” của nghề dời nhà ở miền Tây đã qua đời do xuất huyết não khi anh vừa bước qua tuổi 55. Xuất thân là một nông dân chỉ học hết lớp 4 trường làng, nhưng Tư Lũy đã di dời được hàng trăm công trình…

HinhAnhDiDoiChuaVanlinhNuiCam8

Tư Lũy bên cạnh chùa Vạn Linh trên đỉnh Núi Cấm, công trình đang được di dời.

Sau khi phóng viên thực hiện những cảnh quay đầu tiên về sự nghiệp dời nhà của “thần đèn” Tư Lũy (Lương Thành Lũy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư Lũy ở huyện Chợ Mới, An Giang) tại Long Xuyên và Núi Cấm (An Giang), chúng tôi có hẹn anh vào cuối tháng 2 âm lịch sẽ quay bổ sung những cảnh cuối khi công trình chùa Vạn Linh ở Núi Cấm được dời xong.

Nhưng ngày 28/3/2011, chúng tôi điện thoại đến anh thì ở đầu dây bên kia, chị Nguyễn Thị Mè, vợ anh báo tin anh đã qua đời do xuất huyết não cách đây hơn 1 tuần (21/3/2011), khi anh vừa bước qua tuổi 55.

Tin bất ngờ làm chúng tôi hối tiếc. Một phần vì chúng tôi không còn cơ hội để ghi hình và phỏng vấn anh tại hiện trường và càng tiếc hơn khi anh bỏ lại phía sau một sự nghiệp lớn mà anh được xem là “ông tổ” của nghề dời nhà ở miền Tây.

Vốn xuất thân là một nông dân chỉ học hết lớp 4 trường làng, nhưng Tư Lũy di dời được những công trình nặng đến vài ngàn tấn. Tư Lũy kể: “Tui theo nghề đóng xuồng ghe, mỗi chiếc nặng vài chục tấn mà kéo xuống sông khỏe re, vậy tại sao nhà không di dời được!”. Thế là Tư Lũy lao vào mày mò nghiên cứu dùng con đội nâng cột, thân gỗ làm ống lăn và đào rãnh để dịch chuyển nhà sang nơi khác.

Khởi nghiệp dời nhà của Tư Lũy vào năm 1990 và từ đó đến nay anh đã di dời thành công hàng trăm công trình lớn nhỏ, như: chùa Liên Hoa, chùa Nam Tông (huyện Bình Chánh, TPHCM), hàng rào chùa Vĩnh Tràng (thành phố Mỹ Tho), đình Long Hưng (huyện Châu Thành, Tiền Giang)... mà không để xảy ra sai sót. Gần đây nhất, Tư Lũy di dời chùa Vạn Linh (khoảng 1.500 tấn) trên đỉnh Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) với góc quay 90 độ.

Cũng từ “lò” của Tư Lũy mà ở huyện Chợ Mới hiện có khoảng 30 doanh nghiệp, hộ gia đình chuyên thực hiện việc dời nhà, thu hút hàng trăm thợ tham gia mà người ta gọi là làng “thần đèn” Chợ Mới.

Tại Đồng Tháp cũng có “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy. Ông này hiện là chủ doanh nghiệp Dời nhà, đặt trụ sở tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM, không phải “thần đèn” Tư Lũy trong bài viết này.

Theo Hiếu Thảo - Đăng Phúc

 Sài Gòn tiếp thị

Xã Long Điền A-nơi nổi danh có nhiều “thần đèn” với khả năng di chuyển được những công trình, tòa nhà nặng hàng trăm tấn một cách dễ dàng, mọi thứ cũng không có gì thay đổi nhiều.

Chỉ khác là, kỹ thuật của họ giờ đây “siêu” hơn và lực lượng “tiểu thần đèn” cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

“Nữ tướng” nối nghiệp chồng

Ở làng “thần đèn” cù lao Ông Chưởng (xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang), ông Lương Thành Lũy (Tư Lũy, nhà cặp bến đò Lộ Mới, thuộc ấp Long Hòa 2) được xem như “sư tổ”, bởi ông là một trong những người đầu tiên nghĩ ra kỹ thuật dời nhà mà vẫn giữ nguyên mọi thứ bên trong.

Những đệ tử sau nhiều năm theo Tư Lũy học nghề đã tích lũy vốn, kinh nghiệm, mở cơ sở làm riêng. Nhiều người trong số đó đã gặt hái thành công nhưng danh tiếng của Tư Lũy vẫn được tin tưởng nhất.

Từ một nông dân chưa học hết lớp 4 trường làng, gia cảnh hết sức nghèo khó nhưng nhờ tài năng thiên bẩm, “thần đèn sư tổ” dần xây dựng được cơ ngơi. Ông thành lập Công ty TNHH MTV Tư Lũy rồi bôn ba khắp nơi để phát huy sở trường của nghiệp “thần đèn”.

Danh tiếng ông nổi như cồn sau khi di dời, nâng cấp thành công những công trình lớn, thuộc dạng “thầy chê, kỹ sư chạy”, như Chùa Vĩnh Tràng (di tích cấp quốc gia ở TP. Mỹ Tho), đình Long Hưng (huyện Châu Thành), “xoay” tượng đài nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang; dời căn biệt thự 3 tầng “lướt” qua hồ nước rộng đến 1.000 m2 ở Đồng Tháp; “sửa” 4 căn nhà liền kề cao 6 tầng bị nghiêng ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng)…

HinhAnhDiDoiChuaVanlinhNuiCam6

Đội thi công của Tư Lũy khi thực hiện công trình trên núi Cấm.

Khi sự nghiệp đang “ăn nên làm ra” thì Tư Lũy đột ngột qua đời năm 2011, để lại người vợ đã gắn bó cùng ông từ thuở hàn vi và 2 cậu con trai ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Bà Võ Thị Mè (vợ tư Lũy) nhớ lại: “Lúc đó, tôi gần như suy sụp tinh thần, không muốn làm gì nữa. Nhưng nghĩ lại, chồng tôi đã bỏ bao công sức gầy dựng sự nghiệp, lại còn phải lo cho 2 con cùng công ăn việc làm của hàng chục người thợ, tôi quyết tâm nối nghiệp chồng.

Sinh thời, những lúc đi làm công trình ở gần, ông hay chở mẹ con tôi theo nên tôi cũng biết được kỹ thuật cơ bản. Nhờ sự hỗ trợ của cháu Lương Văn Hải (cháu ruột Tư Lũy, người đã theo ông nhiều năm), anh em thân thiết và sẵn mối làm ăn lâu nay của chồng để lại, tôi điều hành công ty khá dễ dàng”.

Không chỉ di dời nhà ở và các công trình trong nước, phu nhân “thần đèn” Tư Lũy còn thử sức sang Lào chỉ huy nâng cấp tháp A Chan Sữa - một ngôi tháp cổ linh thiêng ở đất nước Triệu Voi. “Tôi tập kết vật liệu, đem theo 14 người sang ăn nghỉ luôn trong chùa. Người ta lo hết chi phí ăn uống nên tôi chỉ lãnh công trình hơn 200 triệu đồng.

Ngôi tháp này cao 3 tầng, hình vuông cạnh 5 m. Chúng tôi đã dời tháp sang vị trí khác, gia cố xong móng mới di chuyển trở lại. Tính ra, trừ chi phí vật tư, trả công thợ, di chuyển đường xa… không có lời nhưng học được nhiều kinh nghiệm quý”, bà Mè chia sẻ.

Không những nối nghiệp chồng, “nữ thần đèn” còn nghiên cứu cải tiến kỹ thuật di dời nhà sao cho đạt hiệu quả tối ưu. “Nguyên tắc của việc di chuyển cả căn nhà hoặc công trình lớn là phải giữ cân bằng tất cả các vị trí, nếu một vài chỗ lún có thể gây nứt tường. Khi đội thi công của tôi di chuyển nhà, mọi sinh hoạt trong nhà vẫn diễn ra bình thường giống như không có tác động gì, đến ly nước để trên bàn còn không… nhúc nhích” – bà Mè tự tin.

Băn khoăn…

Thấy công việc dời nhà dễ “kiếm cơm” nên lực lượng “tiểu thần đèn”, rồi “tiểu tiểu thần đèn” đang nở rộ ở ấp Long Hòa 1 và Long Hòa 2 (xã Long Điền A). Người mở công ty, đăng ký kinh doanh đàng hoàng cũng có, mà làm “chui” cũng nhiều. Tình trạng này dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín làng “thần đèn”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân di dời nhà Ba Tuấn, cho biết, trong hơn 20 năm theo nghiệp “thần đèn”, lần đầu tiên ông chẳng lãnh được công trình nào trong… suốt cả năm 2014. “Thường mỗi công trình tôi nhận có giá trên 100 triệu đồng. Dù đã thỏa thuận xong, thậm chí ký hợp đồng rồi nhưng vẫn bị mấy tay làm “chui” phá giá.

Năm nay, tôi bị vuột mấy mối làm ăn kiểu như vậy. Mình thành lập doanh nghiệp, phải đóng thuế trong khi những người làm “chui” đâu phải đóng khoản tiền gì cho Nhà nước, làm sao cạnh tranh giá lại với họ” – ông Tuấn giãi bày.

HinhAnhDiDoiChuaVanlinhNuiCam7

Một góc làng “thần đèn”.

Theo lời ông, quan trọng nhất trong khâu định giá di dời công trình là tính toán thời gian hoàn thành. “Công thợ di dời nhà 200.000 đồng/người, phải lo ăn uống luôn cho họ. Ví dụ, công trình huy động 15 người, mỗi ngày phải tốn 4 – 5 triệu đồng chi phí.

Khi lãnh công trình, tôi thường tính sát giá theo thời gian hoàn thành. Sau khi trừ chi phí, đóng thuế, chỉ còn lời chút đỉnh. Nếu hạ giá bằng với những người làm “chui” vừa lỗ vốn, vừa không đảm bảo chất lượng”, ông Tuấn phân tích.

Theo ông Huỳnh Phú Tới, Phó Trưởng ban Nhân dân ấp Long Hòa 1, số lượng cơ sở dời nhà “chui” rất khó kiểm soát, bởi họ không treo bảng hiệu, không đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng. Những hộ này thường làm ruộng rẫy, làm thuê hoặc mua bán nhỏ gần nhà, khi có mối dời công trình thì mới tập kết thiết bị, nhân lực đi làm.

“Họ thường quan sát mối làm ăn của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, rồi chào giá thấp hơn để lôi kéo khách hàng. Nếu không có cách quản lý chặt lực lượng này như bắt buộc đăng ký, đóng thuế thì các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng khó cạnh tranh nổi” – ông Tới phân tích.

Làng “thần đèn” cù lao Ông Chưởng nổi tiếng gần xa không chỉ vì tính độc đáo của công việc, mà còn bởi tính phóng khoáng những “kỹ sư nông dân” Nam Bộ chính hiệu (dù không bằng cấp). Nếu vẫn để tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh theo kiểu phá giá nhau mà không chú trọng chất lượng công trình, danh tiếng làng “thần đèn” có thể bị mai một trong tương lai.

Phó Chủ tịch UBND xã Long Điền A Võ Văn Tính cho biết, làng “thần đèn” hiện có 25 cơ sở đăng ký kinh doanh, giải quyết việc làm thường xuyên khoảng 500 lao động. Tư Lũy là người khởi xướng nghề “thần đèn”, sau đó những “đệ tử” của ông phát triển sự nghiệp riêng. Công việc này hầu như không cần quảng cáo, khách hàng tìm đến bởi “tiếng lành đồn xa”.

Theo Ngô Chuẩn / Báo An Giang

“Thần đèn” nổi tiếng di dời nhà cửa, các công trình xây dựng hàng ngàn tấn mà mọi người biết đến nhiều nhất là ông Nguyễn Cẩm Lũy (sinh năm 1948, quê ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Tính đến nay ông đã di dời trên 250 công trình lớn nhỏ ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số nước khác như Philippines, Malaysia, Italy...

Nhiều công trình trở thành “chuyện thần thoại về thần đèn” ông và những người thợ di dời thành công tiêu biểu như: Đền Nại Nam (Quảng Nam), nâng cao 70cm cổng tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm (TP Hồ Chí Minh), lùi 30m Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), chống thẳng Bửu Tháp ở An Giang cao 10m... 4 người con của ông theo nghề cha truyền con nối.

Làng “thần đèn” ở đất cù lao...

Còn “làng thần đèn” nức tiếng phương Nam thì nằm ở xã Long Điền A, thuộc cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hầu hết chủ nhân di dời nhà cửa, công trình làm nên danh hiệu “thần đèn” đều xuất thân từ nghề ruộng rẫy, thợ hồ, thợ mộc và cũng chỉ trình độ văn hóa ABC... nhưng họ đã làm rạng danh cho vùng đất Chợ Mới với nghề “thần đèn” gia truyền.

Ông Hai Phó, một người dân ở đây giới thiệu: nghề “thần đèn” nổi danh xứ này có ông Tư Lũy (Lương Thành Lũy, đã mất năm 2011) nay vợ ông là bà Võ Thị Mè kế nghiệp và các ông Ba Bé, Tám Được, Năm Rời, Út Thanh... Tuy không ai chịu thừa nhận “thầy tổ” nghề “thần đèn” là ai, nhưng kể từ sau năm 1991 những công trình di dời nhà cửa đã manh nha xuất hiện do yêu cầu tránh lũ, mở rộng đường lộ và dần dần xuất hiện những đội nhóm chuyên di dời nhà.

Có lẽ, người dân miền Tây ai cũng kính nể, gọi “đệ nhất thần đèn” là ông Lương Thành Lũy ở ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, người đã di dời hàng trăm nhà cửa, công trình nguyên trạng. Đang độ tuổi sung sức nhất thì ông đột ngột qua đời vì cơn bạo bệnh vào tháng 3-2011. Căn cứ vào chiếc sim điện thoại lưu lại toàn bộ mối kèo làm ăn của Tư Lũy đã bị một số người giành giật trong những ngày tang lễ cho thấy ông Tư Lũy lúc đó đang là “thần đèn” số một ăn nên làm ra.

HinhAnhDiDoiChuaVanlinhNuiCam1

 

HinhAnhDiDoiChuaVanLinhNuiCam2

Hình ảnh di dời chùa Vạn Linh Núi Cấm

Ông Tư Lũy chỉ học lớp 4 trường làng như ông Nguyễn Cẩm Lũy bên Đồng Tháp, nhưng rất giỏi tính toán, chi tiết, chính xác và rất trọng chữ tín nên các công trình ông đã nhận thi công đều đạt chất lượng và an toàn tuyệt đối. Từ một anh thợ mộc giỏi nghề đóng thuyền ở Chợ Mới, Tư Lũy chuyển sang làm “thần đèn” di dời nhà cửa, công trình.

Theo lời bà Mè vợ ông kể lại, ông học nghề từ thầy Năm Dương ở huyện Phú Tân. Tới năm 1990, nhà nước mở đường nối Chợ Mới với Phú Tân, ông trăn trở, mày mò, nghiên cứu di dời nhà và làm thử nghiệm. Một chiếc ghe hàng chục tấn còn đẩy lên bờ để sửa chữa được, thì sao lại không thể dời một căn nhà từ chỗ này sang chỗ khác? Suy nghĩ đầu tiên đã làm nên một “thần đèn” rất đơn giản như vậy.

Rồi cũng từ dạo đó, thành công trong việc di dời các công trình từ nhà ở, đền chùa... của Tư Lũy đã dẫn đến thành lập Công ty TNHH MTV Tư Lũy. Với doanh thu tiền tỷ hằng năm đã mở ra một phong trào làm nghề “thần đèn” Chợ Mới thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Các công ty, dịch vụ, cơ sở mang danh “thần đèn” rầm rộ mọc lên từ Nam ra Bắc và nhiều đại gia từ các nước Lào, Campuchia, Philippines, Ấn Độ, Italy... tìm đến ký hợp đồng xoay chuyển hướng nhà, biệt thự, lâu đài, đền chùa, tháp.

Đô thị nhiều nơi phát triển, quy hoạch lại hoặc mở rộng thì nhu cầu về di dời, chuyển xoay công trình, nhà ở càng nhiều. Chợ Mới có các cơ sở “thần đèn” đăng ký kinh doanh lên tới 30 doanh nghiệp với gần 600 lao động thường xuyên.

Trở lại thăm làng “thần đèn”, khi vừa cập bến đò lộ mới, hỏi thăm một người phụ nữ đi xe cùng chiều, chị rất vồn vã cho biết: “Làng “thần đèn” bây giờ cũng như hồi xưa thôi. Đó, đó chú nhìn thấy bây giờ bảng hiệu công ty, dịch vụ gần như san sát hai bên đường. Ai có nhu cầu thì liên hệ sẽ có người nhận ngay.

Có khác so với thời trước là bây giờ có nhiều công đoạn được thay thế bằng máy móc, kỹ thuật cao nên việc di dời, xoay hướng một công trình hàng trăm tấn dễ dàng, nhanh hơn, chính xác hơn”. Hóa ra người phụ nữ mà tôi đang hỏi chuyện cũng là gia đình một tiểu “thần đèn” mới xuất hiện gần đây. Do đó, bà rất rành rẽ về kỹ thuật, chuyên môn liên quan đến “thần đèn”. 

Nhớ lại mấy năm về trước, khi cùng với điêu khắc gia Thụy Lam lên núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) xây công trình đài tượng Di Lặc và chùa Phật Lớn chúng tôi từng trò chuyện với “thần đèn” Tư Lũy khi ông đang dời chùa Vạn Linh đến chỗ mới cách hơn 20m và mặt trước chính điện xoay 90 độ, ước tính trọng lượng ngôi chùa trên 1.500 tấn trên núi Cấm có độ cao trên 535 m và là nơi rất thiêng trong tâm linh người dân vùng Thất Sơn. Nhưng tiếc thay, sau 3 tháng thực hiện công trình, “thần đèn” Tư Lũy đột ngột qua đời vì bạo bệnh.

Chồng mất, bà Võ Thị Mè cùng người cháu ruột Lương Văn Hải, là đồ đệ theo ông nhiều năm và 2 con nhỏ của ông quyết vượt qua nỗi đau và kế tục sự nghiệp dang dở của chồng. Bà Mè cùng những người thợ đã quyết tâm thực hiện công trình dời và xoay chùa Vạn Linh trên núi Cấm thành công như ý các sư thầy.

Ngày 15-7-2011 âm lịch, nhằm ngày lễ Vu Lan, công trình dời chùa Vạn Linh đến nơi mới và xoay hướng 90 độ đã thành công như một giấc mơ. Công trình đó đã thật sự đánh dấu một quyết tâm rất lớn của người phụ nữ Nam bộ dù chỉ biết chút đỉnh về kỹ thuật và đang đeo tang chồng “thần đèn” Tư Lũy.

Cũng từ dạo đó, người dân miền Tây còn có thêm một “nữ thần đèn” là bà Võ Thị Mè - vợ của “thần đèn” Tư Lũy. Ngoài công việc di dời các công trình trong nước, bà Tư Mè còn mang 14 công nhân, kỹ sư sang Lào chỉ huy nâng cấp tháp A Chan Sữa, một trong những đền tháp linh thiêng nhất của đất nước Triệu Voi.

Bà Mè nghiên cứu cải tiến kỹ thuật di dời đạt hiệu quả cao nhất và tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc giữ cân bằng mọi vị trí của công trình trong quá trình di dời.

Buồn vui nghề “thần đèn”

Thấy nghề “thần đèn” dễ ăn nên làm ra nên bỗng dưng cả hai ấp Long Hòa 1, 2 của Long Điền, “thần đèn” thi nhau mọc lên như nấm với vài chục đội di dời nhà cửa có trương bảng hiệu nhan nhản hai bên mặt lộ như: Ba Tuấn, Nguyễn Huỳnh, Sáu An, Chín Cọp, Út Mập, Tám Bé, Hai Lý, Như Tiên, Duy Cường, Bảy Bình, Tư Nghĩa, Ba Liễm... Chợ Mới là mảnh đất cù lao “ra ngõ gặp thần đèn” như lời dân gian đồn quả không sai.

Nhưng làm nghề “thần đèn” tự phát, không phải bao giờ cũng thành công mỹ mãn. Bên cạnh nhiều niềm vui, mang lại lợi nhuận, cũng có không ít những tang thương, buồn đau, mất mát. Bởi cả chủ lẫn thợ đều là những nông dân “Hai Lúa” rặt, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật không cao, chủ yếu là nghề dạy nghề và học lỏm bằng kinh nghiệm thực tế. Do đó, có những nhóm “tiểu thần đèn” mới hành nghề đã gặp phải những sự cố ngoài mong muốn rất đáng tiếc. Nghề “thần đèn” không phải lúc nào cũng mang lại nụ cười mà đôi khi lại là nước mắt, đắng cay. 

Ông Nguyễn Văn Giỏi, ngụ ấp Long Hòa 1 (xã Long Điền A) đôi mắt đỏ hoe khi kể về con trai ông là Nguyễn Thanh Phong tử nạn. Hồi đó là năm 2004, con tôi đi làm công cho gánh “thần đèn” ông Năm Rời, trong khi kéo dời nhà tường ở TP Mỹ Tho thì căn nhà trượt, ép công nhân vào tường nhà bên cạnh. Nhiều người thoát hiểm trong gang tấc nhưng con trai tôi đã chết. Sau đó, ông cũng giải nghệ luôn...

Còn bà Nguyễn Thị Lâu, ở ấp Long Hòa 2, không thể nào quên cái chết của chồng là ông Nguyễn Văn Kia xảy ra năm 1997. Từ một người làm công, ông Kia lập nhóm “thần đèn” khoảng 8 người mua sắm đồ nghề để hành nghề độc lập. Khi tai nạn xảy ra, ông đang cùng nhóm thợ đang dời căn nhà gỗ tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành. Mọi công việc đã hoàn tất, chỉ còn trồng thêm một cây móng phụ thì đột nhiên nhà dịch chuyển về phía sau và đổ sập.

HinhAnhDiDoiChuaVanlinhNuiCam3

Bà Võ Thị Mè kế nghiệp chồng là “thần đèn” Lương Thành Lũy.

Ông mất đi, để lại cho người vợ 3 đứa con nhỏ dại với lời thề sẽ không bao giờ cho các con làm nghề dời nhà. Cùng ấp Long Hòa 2 còn có ông Phan Văn Vạn tuy may mắn thoát chết khi bị tai nạn dời nhà nhưng vĩnh viễn tàn phế, nằm liệt một chỗ từ vụ tai nạn năm 1997. Đến nay, vợ cũng bỏ đi tìm cuộc sống mới, từ gia đình khá giả nay trở thành người bán thân bất toại.

Nghề “thần đèn” từng là cứu tinh cho những người nông dân nghèo, nhưng cũng đã từng cướp đi sinh mạng và làm tiêu tan bao gia đình. Vậy mà ngày nay vẫn có rất nhiều tiểu “thần đèn” “tay không bắt giặc” cứ thi nhau mọc ra và hành nghề từ hợp pháp đến hành nghề chui khiến cho làng “thần đèn” một thời huy hoàng, rực rỡ bị nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến uy tín những cơ sở làm ăn chân chính lâu nay.

Càng nhiều người làm “thần đèn” thì thị trường càng thu hẹp lại và hệ lụy xấu về cạnh tranh, phá giá tất yếu xảy ra. Kết cục buồn thường là những công trình di dời giá rẻ, kém chất lượng, mất an toàn khiến cho nhiều người băn khoăn... Nhiều cơ sở “thần đèn” không treo bảng hiệu, không đăng ký hành nghề kinh doanh, nhưng khi có mối lái, họ tụ hội lại, tập kết thiết bị, nhân vật lực rồi chốt giá, thấp hơn các doanh nghiệp khác để giành mối làm.

Cơ quan quản lý nhà nước cũng rất khó quản lý được tình hình hành nghề, kinh doanh tự phát của các cơ sở, doanh nghiệp “thần đèn”. Bởi không hề có doanh nghiệp nào được nhà nước đào tạo hay có bằng cấp chuyên môn. Tất cả đều là nông dân nghèo, chuyên nghề mần mướn, trình độ lớn nhất là cấp 2 còn phần đông là tiểu học.

Khi hành nghề di dời nhà cửa, công trình, rất cần đến việc tính toán thiết kế, kết cấu móng nền... mà không phải ai cũng giỏi và chính xác như các bậc thầy “thần đèn” vang danh như Cẩm Lũy, Tư Lũy, Ba Tuấn, Nguyễn Văn Cư... Do đó, bất kỳ một sai sót nào về kỹ thuật đều có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc.

Nghề “thần đèn” như doanh nghiệp Tư Lũy từng là một bước ngoặt độc đáo từ những năm đầu 1990 khi di dời nhà hai bên để mở tỉnh lộ 942. Chính Tư Lũy lúc sinh thời đã kể lại, năm 1989 tôi làm nghề thợ mộc, lúc đó 33 tuổi mới lập gia đình, cất được căn nhà lá. Nhìn thấy nhiều nhà phải dời lui 5m để mở lộ, tui mới nghĩ đến việc di dời...

Dùng các con đội nâng đều các cây cột lên, lấy gỗ tròn làm ống lăn, thiết kế rãnh tương tự cách hạ thủy tàu ghe để dời nhà lùi ra xa... Thay vì đập bỏ, thiệt hại toàn bộ thì chủ nhà chỉ tốn 20-30% giá trị. Hằng năm, An Giang là một tỉnh nằm thượng nguồn sông Mê Kông hứng trọn mùa nước lũ tràn về nên hầu như nhà dân đều bị ngập.

Những “thần đèn” xuất hiện vào thập niên 1990 đã giúp rất nhiều hộ dân nhanh chóng di dời lên chỗ cao ráo để sống qua mùa lũ và giảm thiểu những thiệt hại vật chất, nhà cửa do nước ngập gây ra. Như lời ông Hai Bút xã Tấn Mỹ cho biết: Hồi đó làm lộ mới, nhà dân dời ra hàng chục mét. Rồi chính quyền xây đê bao khép kín để bảo vệ lúa và đón lũ nên nhà nào cũng có nguy cơ ngập hết nóc. Nếu không có mấy ông “thần đèn” dời nhà, nâng sàn lên cao thì chẳng ai còn sống yên ổn. 

Nam Yên

Đó là sự kiện dời ngôi chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm (An Giang).

Nhóm thực hiện công trình này là hậu duệ của “thần đèn” Tư Lũy (Lương Thành Lũy ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang) đã qua đời. Nhiều người lo rằng hậu duệ của ông không gánh nổi công trình đồ sộ này.

Thế nhưng cuối cùng ngôi chùa an vị chỗ mới đã làm nức lòng nhiều Phật tử và vị sư trụ trì.

Sáu lần đứt cáp

Đầu tháng 5-2011, một đội quân chủ lực của “thần đèn” Tư Lũy kéo nhau lên non khởi sự dời chùa Vạn Linh. Giàn móng của ngôi chánh điện nguy nga này bị xới tung sau hơn một tháng. Tất cả con đội, con lăn… được nhóm thợ kê, nâng ngôi chùa lên khoảng hai tấc, chuẩn bị kéo.

Cũng như nhiều công trình khác, ngày khởi công đội thi công mua một mâm trái cây vái sơn thần, thổ địa chốn núi rừng linh thiêng phù hộ cho việc di dời được suôn sẻ. “Tôi chỉ huy dời chùa Vạn Linh mà tâm trạng hồi hộp vì đây là lần đầu tiên chúng tôi vừa kéo vừa quay một công trình đồ sộ như vậy” - chỉ huy Huỳnh Văn Lý tâm sự.

Ngày 20-6, bắt đầu kéo chùa Vạn Linh. Chứng kiến cảnh kéo chùa nhiều người lắc đầu lo ngại bởi việc đào lũy và đóng nọc cột dây cáp hậu cho palăng (dây xích) trên núi vô cùng khó khăn. Giữa cái nắng oi bức, những người thợ kéo hì hục dùng búa tay đóng nọc. Sức người đóng những cây tràm to tướng xuống đá non không phỉ, nọc chỉ lún từng chút một. Thấy vậy, vị sư trụ trì chùa Vạn Linh liền điều chiếc Kobe tiếp sức.

Thần đèn nước Việt - Bài 3: Dời chùa trên đỉnh núi Cấm ảnh 1

Chùa Vạn Linh được kéo xệch một bên sau sáu ngày đứt cáp liên tục. Ảnh: VĨNH SƠN

Theo kế hoạch, chùa Vạn Linh phải được kéo đến vị trí mới cách chỗ cũ 20 m. Ngoài ra, mặt chính của ngôi chánh điện này còn phải quay 180 độ.

Thấy công trình đồ sộ, thi công quá khó, sư trụ trì chùa còn hỗ trợ tám Phật tử và hai palăng giúp đội thi công. “Đặt tới tám palăng với 36 nhân công mà trong sáu ngày đầu chúng tôi chỉ nhích ngôi chùa đi được chừng 8 m và quay một góc đường cung chừng 3 m. Ngôi chùa nặng hàng ngàn tấn nên trong sáu ngày đầu đã xảy ra sáu lần đứt cáp, trong đó có một lần đứt cáp hậu palăng. Nhờ có kinh nghiệm nên chúng tôi đã đặt sẵn khúc cây nằm ngang sợi cáp khi kéo. Khi cáp bị đứt nó cuốn vào khúc cây nên không xảy ra tai nạn” - ông Lý kể.

Ông Lý cho biết dân nhà nghề thường chọn dây tốt nhất để làm cáp hậu. Tuy nhiên, khi thi công bằng kỹ thuật vừa kéo vừa quay thì sức nặng của ngôi chùa nhân lên gấp bội, ngoài dự đoán của nhà thầu. Do vậy đứt cáp palăng kéo là chuyện bình thường. “Chúng tôi sử dụng hầu hết là cáp mới để kéo chùa này nhưng vẫn bị đứt. Lúc cáp hậu đứt, nó cuộn vào cái palăng nặng khoảng 200 kg, rồi nhấc bổng palăng quăng mạnh về phía trước khoảng bốn tấc. Hai người thợ đứng cầm tay quay palăng thoát chết trong gang tấc” - ông Lý kể, giọng vẫn còn lo sợ.

Những “kỹ sư” chưa học hết cấp 2

Ông Lý cho biết trong chùa có nhiều di ảnh người chết được gửi vào nên mình phải cầu xin người khuất mặt đừng làm khó. “Liên tiếp nhiều ngày liền chúng tôi đều bày mâm trái cầu khấn” - ông Lý nhớ lại.

Thấy lạ, Thượng tọa Thích Hoằng Tri (trụ trì chùa Vạn Linh) liền cho lập đàn tại chùa để hàng chục tăng ni khấn nguyện. “Kể từ đó đến ngày dời ngôi chùa vào vị trí mới không còn xảy ra chuyện gì nữa. Làm nghề này mình phải tin những chuyện tâm linh. Đây là chỗ người ta (người khuất mặt) đang ở mà mình dời thì phải động chạm rồi” - ông Lý giải thích. Những người thợ khác cho biết làm nhà, động thổ mình còn chọn ngày thì những chuyện thế này cũng nên sắm lễ cho yên tâm.

Thần đèn nước Việt - Bài 3: Dời chùa trên đỉnh núi Cấm ảnh 2

Chỉ huy Huỳnh Văn Lý (người đứng sau) xem anh em trong đội thi công làm việc. Ảnh: VĨNH SƠN

Đến chiều 7-7, chùa Vạn Linh đã được đặt kề bên vị trí mới một cách an toàn. Chỉ còn một vài công đoạn nhỏ nữa là hoàn tất việc dời chùa.

Vậy là sau thời gian thi công hơn hai tháng, đội “thần đèn” Tư Lũy đã lập kỳ tích mới trước sự khen ngợi của nhiều người. Suốt những ngày đội kéo và quay chùa Vạn Linh, đông nghẹt khách hành hương, du lịch về núi Cấm đến xem họ làm chuyện phi thường. “Trong 17 ngày kéo, quay và dời chùa vào vị trí mới, hàng trăm người kéo đến xem mỗi ngày. Có ngày cả một đoàn Phật tử ngàn người từ xa đến coi. Thú thiệt, chúng tôi làm nhưng hồi hộp lắm, bởi đây là lần đầu tiên nhận một công trình có sức nặng kinh khủng như thế” - anh Lê Văn Sang, một trong những người tham gia di dời công trình tâm sự.

Chị Thiều Thị Các Nhung từ TP.HCM đến núi Cấm du lịch cho biết trước giờ chị cũng từng nghe chuyện “thần đèn” dời nhà nhưng không tưởng nổi họ làm được công trình lớn như vậy. Ngôi chùa đồ sộ mà họ chỉ dùng tay kéo bằng palăng nhích đi từ chút, quá nguy hiểm. Một vị Phật tử lớn tuổi đang xem kéo chùa hỏi trong nhóm thợ thi công có bao nhiêu kỹ sư, khi nghe trả lời chẳng có kỹ sư nào, họ toàn là những người học chưa hết cấp hai (có người mới tham gia lần đầu), vị Phật tử cao niên ấy luôn miệng niệm mô Phật!

Đứng cạnh ngôi chùa được dời gần 100% đến nơi mới, bà Võ Thị Mè (vợ Tư Lũy) phấn khởi nói: “Lúc qua đời ổng để lại nhiều công trình dở dang. Tôi sợ giàn đệ tử ổng làm không nổi. Từ trước đến giờ tôi chưa thấy công trình nào gai góc như chùa Vạn Linh. Tôi cứ ngỡ đội thi công phải bỏ cuộc, ai ngờ họ cũng thực hiện xong. Tôi thực sự tin tưởng vào tay nghề của anh em”.

Thần đèn nước Việt - Bài 3: Dời chùa trên đỉnh núi Cấm ảnh 3

Nhóm thợ vất vả di chuyển palăng nhiều lần kéo tới, kéo lui để quay chùa. Ảnh: VĨNH SƠN

Thượng tọa Thích Hoằng Tri cho biết ngôi chùa này mang nhiều dấu ấn của thời khai sơn phá thạch của vị trụ trì đầu tiên là hòa thượng Trí Tịnh. Ngày xưa khi mới đến đây, ngôi chùa chỉ lợp lá nên còn có tên là chùa Lá. “Chính vì vậy mà chúng tôi muốn giữ lại chùa để tri ân đức khai sơn, lập chùa này. Tôi hết sức vui mừng khi nhóm “thần đèn” dời và quay mặt chùa rất thành công. Sau khi ngôi chùa được dời đến vị trí mới, trên nền chùa cũ chúng tôi sẽ cho xây thêm một ngôi chùa mới có độ cao và kiến trúc giống như chùa Vạn Đức ở TP.HCM” - thượng tọa Thích Hoằng Tri phấn khởi cho hay.

Làng “thần đèn”

Cù lao Ông Chưởng (huyện Chợ Mới, An Giang) đang nổi lên như xứ sở của những “thần đèn”. Từ một vài người đầu tiên được suy tôn như ông Lương Thành Lũy (Tư Lũy) đến nay trong huyện có trên 50 đội dời công trình chuyên nghiệp với mỗi đội bình quân 20-30 người, lãnh làm khắp xứ.

Nhiều “thần đèn” nghèo khó ngày nào giờ là giám đốc doanh nghiệp. Nhiều gia đình có đến bảy thành viên theo nghề “thần đèn”. Một lượng lớn người lao động thoát nghèo dù trình độ học vấn chưa hết cấp hai.

Ngày nay, đến cù lao Ông Chưởng đã thấy hai bên tỉnh lộ 942 dày đặc biển hiệu “thần đèn”. Điều đó cho thấy nghề “thần đèn” đã phát triển trên vùng đất cù lao màu mỡ này.

Hầu hết những “thần đèn” tốp đầu giờ đã đổi đời, lập doanh nghiệp. Theo tỉnh lộ 942 dễ dàng nhận thấy biển hiệu các doanh nghiệp như Tư Lũy, Như Tiên, Hai Lý, Tư Nghĩa, Út Thanh, Ba Tuấn, Năm Rời, Út Mập… Mỗi doanh nghiệp có vốn điều lệ từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. “Bây giờ nhiều người đi ô tô bóng lộn. Tôi ra nghề muộn nên chưa sắm, đang định “ráp” một chiếc tới lui với người ta” - “thần đèn” Tám Được (Lê Văn Được) ở Long Điền A, Chợ Mới tâm sự.

VĨNH SƠN

Thần đèn Tư Lũy

“Thần đèn Tư Lũy, người được xem là “ông tổ” của nghề dời nhà ở miền Tây. Tính đến nay ông đã di dời trên 1000 công trình lớn nhỏ ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số nước khác như Philippines, Malaysia, Italy...

Địa chỉ: Đường tỉnh 942, Ấp Long Hòa 2, Xã Long Điền A, Huyện Chợ Mới, An Giang

Thống kê truy cập

134991
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
65
378
1297